Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Khi vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm phải chuyển người bệnh lên cơ sở tuyến trên để được khám và điều trị.
Việc chuyển tuyến thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh và người bệnh không phải chi trả bất cứ chi phí nào. Đối với bệnh viện thu phí khi cấp giấy chuyển tuyến, đề nghị ông phản ánh với Sở Y tế để được giải quyết.
Để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT khi điều trị tại Hà Nội, người bệnh cần xuất trình Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới chuyển đến.
Trường hợp bà của ông tự đi mổ tại Hà Nội không có giấy chuyển tuyến thì chỉ được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh và 40% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trung ương.
Về vấn đề này, BHXH trả lời như sau:
Trường hợp bố của bà được Bệnh viện Thống Nhất chuyển tuyến đến bệnh viện Bình Dân để tán sỏi qua nội soi thì sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến nhân mức quyền lợi được hưởng (80%, 95%, 100% tùy theo đối tượng tham gia BHYT). Các chi phí dịch vụ, chi phí ngoài quy định, chi phí đồng chi trả bố của bà phải tự thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh.
Về vấn đề này, BHXH TP. Hà Nội trả lời như sau:
Tại Điều 2 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH có quy định, “Hoàn trả: Là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định là không phải tiền đóng hoặc đóng thừa, đóng trùng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH…”.
Như vậy, theo quy định trên, khi người lao động bị đóng trùng BHXH thì cơ quan BHXH có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đã đóng trùng đó.
Ngoài ra, tại Khoản 2, Điều 63 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH quy định: “Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH trùng nhau thì cơ quan BHXH hướng dẫn người lao động lựa chọn 1 sổ BHXH để tiếp tục ghi quá trình đóng BHXH, BHTN hoặc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN. Các sổ BHXH còn lại thu hồi và thực hiện hoàn trả cho đơn vị, người lao động theo quy định tại Điểm 3.3, Khoản 3, Điều 48.
Trường hợp sổ BHXH bị thu hồi mà đơn vị đề nghị cấp sổ BHXH đã giải thể thì thực hiện giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho người lao động. Khi thu hồi sổ BHXH, đồng thời phải thu hồi các khoản trợ cấp BHXH đã chi trả trước đó (nếu có)”.
Với thủ tục thoái thu gồm: Công văn của đơn vị; danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (D02-TS); sổ BHXH.
Sau đó, công ty cũ của người lao động sẽ có trách nhiệm làm thoái thu đồng thời chốt sổ BHXH.